Nhựa là sản phẩm được sử dụng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, để tạo ra được những sản phẩm bằng nhựa thì sẽ trải qua những quá trình gia công. Vậy quá trình gia công sản xuất nhựa có thực sự an toàn với môi trường không? Cùng Salub Việt Nam trả lời câu hỏi này nhé.
Mục Lục
Tìm hiểu về quy trình sản xuất nhựa
Ngành sản xuất nhựa rất đa dạng về quy trình và công nghệ. Mỗi loại hạt nhựa, mỗi loại nhựa cũng như loại sản phẩm đều có những quy trình khác nhau:
Quy trình sản xuất hạt nhựa nguyên sinh
Đối với nhựa nguyên sinh, quy trình sản xuất nhựa khá phức tạp với nhiều thách thức. Nhà sản xuất cần thực hiện quá trình cracking để thủy phân Hidrocacbon thành Etylen và Propylen, sau đó trải qua các phản ứng trùng hợp để tạo nên hạt nhựa cao cấp.
Quy trình sản xuất hạt nhựa tái sinh
Hạt nhựa tái sinh chủ yếu được tái chế từ một số loại nhựa nguyên sinh có khả năng tái chế như PET, HDPE, PP,…
Quy trình sản xuất nhựa tái sinh bao gồm phân loại, nghiền nhỏ nhựa rồi rửa sạch để loại bỏ vết bẩn và sau đó sấy khô. Cuối cùng, nhựa tái chế được đưa vào quy trình nung chảy ở nhiệt độ cao và chuyển vào máy đùn để tạo thành hạt nhỏ hoặc sợi nhựa tái sinh.
Xem thêm: A-Z Quy trình sản xuất nhựa nguyên sinh, nhựa tái sinh và nhựa sinh học
Tiêu chí xây dựng quy trình sản xuất nhựa
Việc xây dựng quy trình sản xuất nhựa đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng từ nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm:
Chất liệu
Chất liệu chính trong quy trình sản xuất các sản phẩm nhựa là hạt nhựa. Muốn sản xuất sản phẩm chất liệu gì thì dùng hạt nhựa của chất liệu đó.
Nếu nguyên liệu đầu vào đạt chất lượng, năng suất của quy trình sản xuất sẽ được nâng cao. Ngược lại, chất lượng nhựa đầu vào kém không chỉ ảnh hưởng đến sản phẩm cuối cùng mà còn có nguy cơ tác động tiêu cực đến người sử dụng.
Đối với những sản phẩm không yêu cầu độ đàn hồi thì có thể lựa chọn quy trình đúc hoặc hầu hết các quy trình sản xuất nhựa thông thường. Ngược lại, quy trình 3D lại đòi hỏi nhựa có một số đặc tính nhất định.
Xem thêm: Những chất liệu thường gặp trong sản xuất chai nhựa mỹ phẩm
Hình thức sản phẩm
Nhựa được ứng dụng vô cùng rộng rãi với đa dạng các loại sản phẩm từ tấm nhựa, ống nhựa, các sản phẩm gia dụng, tiêu dùng cũng như trong sản xuất công nghiệp,… Mỗi sản phẩm có những hình dạng nhất định
Tùy vào yêu cầu về hình dạng của sản phẩm mà có thể lựa chọn quy trình sản xuất tương ứng, nhằm tối ưu hóa sản xuất và đảm bảo chất lượng, tính năng sản phẩm.
Khối lượng và chi phí
Quy mô và khối lượng sản xuất nhựa đặt ra những thách thức đặc biệt đối với chi phí vận hành. Các công đoạn yêu cầu đầu tư công nghệ cao có thể mang lại chi phí đầu tư ban đầu lớn như máy ép phun, máy làm mát,…
Thời gian sản xuất
Thời gian gia công nhựa – dù là nhựa tái sinh hay nhựa nguyên sinh – cũng đều đòi hỏi quản lý có kế hoạch, bởi nó bị chi phối từ quy trình sản xuất, máy móc cũng cách hoạt động của doanh nghiệp.
Công nghệ gia công nhựa
Mỗi loại nhựa sẽ phù hợp với quy trình và công nghệ sản xuất nhựa nhất định, nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng, năng suất của các ứng dụng như chất liệu, hình dạng, sự phức tạp của thiết kế….
Gia công CNC (CNC machining)
Gia công nhựa thông qua quy trình CNC là một phương pháp hiệu quả, nơi mà vật liệu nhựa rắn được chế tạo thông qua máy tính điều khiển, được áp dụng đối với sản phẩm hoặc chi tiết nhỏ đòi hỏi sự chính xác cao.
Ưu điểm của công nghệ này là thời gian gia công ngắn, thích hợp cho nhiều loại vật liệu nhựa, phù hợp với sản phẩm có hình dạng phức tạp như ròng rọc, bánh răng.
Phù hợp với những loại nhựa: Acrylic, ABS, PA, PLA, PC, PEEK, PP, PVC, PC, PS, POM, PE,…
Khuôn thổi (Blow molding)
Quy trình khuôn thổi là quá trình thổi chai nhựa từ phôi chai trong khuôn, tạo ra sản phẩm nhựa theo yêu cầu. Đối với sản phẩm tính rỗng như chai lọ, đồ chơi, và phụ kiện ô tô, khuôn thổi là lựa chọn kinh tế và hiệu quả, phù hợp với những loại nhựa như ABS, PET, PVC, PS, PC, PP,…
Ép phun (Injection molding)
Gia công ép nhựa theo phương pháp ép phun là cách phổ biến nhất để tạo ra sản phẩm và chi tiết nhựa.
Với áp lực cao, nhựa nhiệt dẻo được bơm vào khuôn để tạo hình sản phẩm, đặc biệt thích hợp cho sản phẩm có độ phức tạp, phù hợp với những loại nhựa như Acrylic, PVC, ABS, PETG, PA, PP, PC, PS, PE,…
Đùn ép (Extrusion)
Gia công ép nhựa theo phương pháp ép đùn nhựa là quá trình liên tục nóng chảy và ép qua khuôn để tạo hình mong muốn. Phương pháp này phù hợp với sản phẩm có tiết diện không thay đổi, như ống và dây điện, phù hợp với các loại nhựa như Acrylic, PVC, ABS, PC, PETG, PS, PP, PA, PE,…
Tạo hình chân không (Vacuum Forming)
Phương pháp tạo hình chân không sử dụng khuôn và máy tạo hình chân không để tạo ra sản phẩm với nhiều kích thước và hình dạng. Thích hợp cho việc sản xuất vỏ tàu thuyền, khay nhựa và bao bì, phù hợp với các loại nhựa: Acrylic, ABS, PVC, PP, PS, PC, PETG, PE,…
Đúc quay (Rotation molding)
Quy trình đúc quay làm nóng khuôn rỗng chứa nhựa, tạo ra các sản phẩm rỗng lớn. Phương pháp này thích hợp cho sản phẩm xoay tròn như phao, thùng chứa, và chậu trồng cây, phù hợp với những loại nhựa: PE (phổ biến nhất, chiếm 80% trên các ứng dụng đúc quay), PVC, PP, PC, Nylon,…
Đúc polymer (Polymer casting)
Đúc polymer thường được sử dụng để tạo mẫu với số lượng ít. Mặc dù chi phí đầu tư lúc đầu không cao, chi phí sản xuất ở giai đoạn sau có thể tăng cao, phù hợp với những loại nhựa: Polyurethane, Polyether, Epoxy, Polyesters, Silicone, Acrylic,…
In 3D (3D Printing)
Phương pháp in 3D tạo ra sản phẩm 3 chiều thông qua việc xây dựng mô hình CAD với lớp vật liệu. Mặc dù chi phí sản xuất thấp, quy trình này mất nhiều thời gian hơn so với sản xuất hàng loạt
3D printing phù hợp với các loại nhựa:
- Công nghệ FDM: Nhựa nhiệt dẻo (ABS và PLA)
- Công nghệ SLA: Nhựa nhiệt rắn
- Công nghệ SLS: Nylon và các vật liệu tổng hợp từ nylon
Gia công hạt nhựa và ảnh hưởng đến môi trường
Thị trường hiện nay có đa dạng các loại nhựa. Chỉ tính riêng trong ngành sản xuất bao bì mỹ phẩm, các loại nhựa thường được sử dụng có thể kể đến là PET, PETG, HDPE, LDPE, PP, AS, Acrylic,…
Mỗi loại đều có những đặc tính cũng như những ưu – khuyết điểm riêng, đồng thời cũng có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường. Một số loại nhựa an toàn và có thể tái chế là HDPE, PP. Một số loại nhựa tái chế khác là PET, PETG,…
Phân biệt nhựa gây độc và nhựa an toàn
- Phản ứng với lửa
Nhựa không độc khi tiếp xúc rồi lấy ra khỏi lửa sẽ tiếp tục cháy rất nhanh. Trong khi đó, nhựa độc khi được lấy ra khỏi lửa sẽ tắt lửa từ từ, đặc biệt không tạo ra sủi bọt nhựa. Tuy nhiên, khói từ quá trình đốt nhựa độc hại sẽ gây mùi hôi đặc trưng khá khó chịu.
- Trọng lượng và khả năng nổi trên nước
Nhựa không độc thường rất nhẹ, trong khi nhựa độc thì có trọng lượng lớn và nặng hơn. Do đó, khi đặt nhựa lên mặt nước, nhựa không độc thì sẽ nổi lên, trong khi nhựa độc sẽ chìm xuống. Điều này có thể là một cách khá đơn giản để kiểm tra và phân biệt giữa nhựa không độc hại và nhựa có chất lượng không an toàn.
Liên hệ với Salub Việt Nam ngay để được hỗ trợ và tư vấn thiết kế – sản xuất nhựa – chai lọ mỹ phẩm cao cấp dành riêng cho thương hiệu của bạn!
Địa chỉ showroom: 872A Trường Chinh, P15, Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 0914.08.44.22