Tìm hiểu quy trình sản xuất nhựa tái chế và phương pháp xử lý khí thải khi tái chế nhựa

Tái chế nhựa hiện đang là một trong những biện pháp được ứng dụng trong sản xuất có ý nghĩa về phát triển bền vững mà còn mang lại giá trị kinh tế nhờ tiết kiệm tài nguyên và chi phí sản xuất.

Vậy quy trình sản xuất nhựa tái chế được thực hiện như thế nào và những khí thải trong quá trình sản xuất được xử lý ra sao? Cùng Salub Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây?

Các loại nhựa có thể tái chế

Mỗi loại nhựa tái chế có những đặc điểm ứng dụng khác nhau. Trong đó, một số loại nhựa tái chế an toàn thường được sử dụng là PET, HDPE và PP. Một số khác lại không thể tái chế hoặc sản phẩm tái chế không được sử dụng cho đồ gia dụng.

quy trình sản xuất nhựa tái chế
PET, HDPE và PP là những loại nhựa an toàn thường được tái chế

Nhựa PET có tái chế được không?

PET (Polyethylene Terephthalate) là một trong những loại nhựa phổ biến nhất có thể tái chế, thường được sử dụng trong sản xuất chai nước, đóng gói bao bì thực phẩm, mỹ phẩm. Tuy nhiên, nhựa tái chế PET chỉ có thể sử dụng được 1 lần và không thể dùng để đựng thực phẩm nếu tái chế tiếp.

Nhựa HDPE có tái chế được không?

HDPE (High-Density Polyethylene) là một loại nhựa tái chế phổ biến thường được sử dụng trong sản xuất ống nước, chai sữa và nhiều sản phẩm đựng chất lỏng khác. 

Loại nhựa này có độ bền cao và có khả năng chịu được nhiệt độ cao, rất an toàn khi sử dụng nên thường được sử dụng trong việc đóng gói thực phẩm và nhiều ứng dụng khác.

Nhựa PP có tái chế được không?

PP (Polypropylene) là một loại nhựa có tính an toàn cao và khả năng tái chế tốt, thường được sử dụng trong sản xuất hộp đựng thực phẩm, nắp chai và đồ dùng gia đình khác.

quy trình sản xuất nhựa tái chế
Nhựa PP tái chế được dùng làm đồ gia dụng, nắp chai,…

Nhựa PVC có tái chế được không?

PVC (Polyvinyl Chloride) là một loại nhựa có thể gây hại cho sức khỏe con người và môi trường. Do đó, PVC ít được tái chế và thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp như xây dựng và sản xuất ống nước. 

Nhựa LDPE có tái chế được không?

LDPE (Low-Density Polyethylene) cũng thuộc loại nhựa ít tái chế, thường được sử dụng trong sản xuất túi nhựa và bao bì mềm. Tuy nhiên, loại nhựa này có nguy cơ thôi nhiễm hóa chất và không nên được sử dụng trong sản xuất đồ gia dụng. 

Nhựa PS có tái chế được không?

PS (Polystyrene) thường được sử dụng trong sản xuất sản phẩm bảo quản thực phẩm và sản phẩm đựng thực phẩm. Tuy nhiên, loại nhựa này có nguy cơ thôi nhiễm hóa chất và không nên được sử dụng trong sản xuất đồ gia dụng. 

Nhựa PC có tái chế được không?

PC (Polycarbonate) là một loại nhựa có khả năng chịu nhiệt độ cao, thường được sử dụng trong sản xuất sản phẩm bền đẹp và trong ngành công nghiệp. 

Tuy nhiên, sản phẩm làm từ nhựa tái chế PC có thể chứa hóa chất có hại. Do đó, nên hạn chế sử dụng sản phẩm này và thúc đẩy việc sử dụng sản phẩm tái chế từ nhựa an toàn hơn.

Quy trình sản xuất nhựa tái chế

Quy trình sản xuất nhựa tái chế hiện tại đang hướng đến “phân bậc chất thải”, nghĩa là làm thoái hóa nhựa nhiều lần bằng các phương pháp đặc thù, nhằm giảm chất lượng nhựa đến khi có thể đốt và phân hủy được, nhằm phục hồi năng lượng và giảm lượng rác thải nhựa.

quy trình sản xuất nhựa tái chế
Quy trình sản xuất nhựa tái chế

Quy trình sản xuất nhựa tái chế bao gồm các phân đoạn:

Sàng lọc

Đầu tiên, những sản phẩm nhựa phế liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau sẽ trải qua quá trình sàng lọc để loại bỏ các tạp chất như cát, mảnh vụn và các tạp chất khác mà có thể tồn tại trong nhựa tái chế. 

Phân loại quang học

Sau khi đã loại bỏ tạp chất, các nhà máy sẽ sử dụng hiệu ứng quang học để phân loại nhựa HDPE, PET hoặc những loại khác nhau dựa trên đặc tính quang học riêng biệt của chúng.

Nghiền

Sau khi đã phân loại, từng loại nhựa sẽ được kiểm tra thủ công để đảm bảo chất lượng tái chế và chuyển sang quá trình nghiền để nghiền thành dạng hạt nhỏ, sẵn sàng cho các bước tiếp theo.

Rửa sạch

Nhựa đã qua quá trình nghiền sẽ được đưa vào quá trình rửa sạch trong nước nóng trong một khoảng thời gian cụ thể, giúp loại bỏ những cặn bã và tạp chất còn lại trong nhựa. 

Khử trùng

Trước khi được sử dụng cho việc sản xuất, nhựa tái chế cần phải trải qua bước khử trùng để đảm bảo có thể sử dụng an toàn.

Định hình và cắt nhựa

Nhựa đã qua quá trình khử trùng sẽ được đổ từng mẻ vào lò nấu nhựa. Trong lò, nhựa nóng trên 1000oC sẽ chảy và đi theo các đường dẫn tới khuôn ống nhựa. Những ống dẫn này sẽ chạy qua các hệ thống làm lạnh để định hình các dây nhựa trước khi chúng được đưa đến máy cắt. 

Tại đầu máy cắt, dây nhựa sẽ được cắt thành từng mẩu có kích thước khoảng 2mm, tạo ra các hạt nhựa thành phẩm sẵn sàng cho việc đóng gói và tiêu thụ.

Kiểm tra thủ công

Trước khi hạt nhựa tái chế được đóng gói và phân phối sẽ trải qua quá trình kiểm tra thủ công bao gồm kiểm tra màu sắc, kích thước và các đặc tính khác của hạt nhựa, đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn.

Phân phối

Cuối cùng, sau khi đã được kiểm tra và đóng gói, hạt nhựa tái chế sẽ được phân loại và đóng gói vào bao bì, sẵn sàng để được phân phối và tiêu thụ trên thị trường. Nhựa tái chế không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn đóng góp vào việc tối ưu hóa tài nguyên và giảm thiểu lượng rác thải nhựa.

Xem thêm: Quy trình tái chế nhựa PET – Hạn chế rác thải nhựa và bảo vệ môi trường

Giải pháp xử lý khí thải ngành nghề tái chế nhựa

Trong quy trình sản xuất nhựa tái chế, các nhà máy vận hành máy móc xử lý nhựa có thể thải ra nhiều loại khí thải gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Do đó, cần có những giải pháp cụ thể để xử lý những loại khí thải này.

Các loại khí phát sinh từ quá trình tái chế nhựa

  • Khí thải độc hại

Khác khí VOC, CO2, SO2, Vinyl clorua… được sinh ra từ công đoạn gia nhiệt kéo tạo dây có thể gây hại:

VOC: Bao gồm các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như benzene, toluene, ethylbenzene và xylene. Tùy thuộc vào thời gian và nồng độ tiếp xúc mà VOC có thể gây đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, dị ứng, gây hại cho các cơ quan nội tạng và thậm chí có thể dẫn đến ung thư.

CO2: Mặc dù không độc hại như khí VOC, CO2 vẫn có thể gây hại cho sức khỏe con người nếu vượt quá nồng độ cho phép. Các triệu chứng thường gặp bao gồm khó thở, mệt mỏi, kích thích hệ thần kinh, tăng nhịp tim, và có thể gây khó khăn cho hệ hô hấp.

SO2: Khí SO2 gây kích ứng niêm mạc mắt, viêm đường hô hấp, khó thở và nóng rát cổ họng.

Vinyl Clorua: Khí Vinyl Clorua không chỉ có khả năng gây ung thư mà còn có thể gây nổ. Khí này thường có mùi ngọt nhẹ, nhưng độc hại đối với sức khỏe con người và môi trường.

Ảnh hưởng của khí thải trong quy trình sản xuất nhựa tái chế
Ảnh hưởng của khí thải trong quy trình sản xuất nhựa tái chế
  • Bụi

Các nhà máy sản xuất nhựa và tái chế nhựa cũng tạo ra lượng lớn bụi trong các giai đoạn cán thô nguyên liệu, xếp, và đóng gói nguyên vật liệu, gây ô nhiễm không khí và môi trường, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người.

Giải pháp xử lý khí thải khi tái chế nhựa

Có nhiều giải pháp hiệu quả để xử lý khí thải trong ngành tái chế nhựa, giúp giảm thiểu tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường:

1. Sử dụng thiết bị lọc tĩnh điện

Nguyên lý hoạt động

Thiết bị lọc tĩnh điện có nguyên lý hoạt động dựa trên việc tạo ra môi trường ion hóa. Khi dòng khí thải từ quy trình sản xuất nhựa tái chế đi qua môi trường ion hóa, các hạt bụi và các chất khí độc hại bị tích điện và nhanh chóng bị thu giữ bởi điện cực trái dấu.

Ưu điểm

  • Không cần sử dụng hóa chất, không tạo ra sản phẩm phụ gây ô nhiễm.
  • Hiệu quả loại bỏ độc tố lên đến 90%, hiệu quả xử lý bụi cao.
  • Chi phí đầu tư ban đầu thấp.
  • Dễ dàng vận hành và bảo trì với chi phí thấp.
  • Dễ vệ sinh hoặc thay thế các bộ phận cũ.
Nguyên lý hoạt động của thiết bị lọc tĩnh điện trong quy trình sản xuất nhựa tái chế
Nguyên lý hoạt động của thiết bị lọc tĩnh điện trong quy trình sản xuất nhựa tái chế

2. Sử dụng phương pháp ướt + hấp thụ + hấp phụ

Phương pháp này sử dụng dung dịch nước để loại bỏ bụi trong dòng khí thải từ quy trình sản xuất nhựa tái chế. Ban đầu, dòng khí được hướng vào một thiết bị Cyclone để loại bỏ bụi bằng lực ly tâm. Sau đó, bụi sẽ rơi xuống phễu dưới tác động của lực ly tâm và quạt hút.

Dòng khí đã được loại bỏ bụi tiếp tục được chuyển đến tháp hấp thụ để xử lý các khí độc hại. Khí thải và mùi khó chịu được oxy hóa hoặc trung hòa thông qua quá trình hấp thụ bằng nước vôi trước khi được thải ra môi trường.

Phương pháp này cũng có thể áp dụng đối với những chất khí khó xử lý như VOC bằng cách sử dụng tháp hấp phụ và than hoạt tính với diện tích bề mặt riêng lớn.

3. Ứng dụng công nghệ ozone trong xử lý khí thải ngành nghề tái chế nhựa

Công nghệ ozone là một giải pháp hiệu quả để xử lý khí thải trong quy trình sản xuất nhựa, đặc biệt là để loại bỏ các chất còn sót lại sau quá trình xử lý chính. Hệ thống này thường được đặt ở giai đoạn sau cùng trong quy trình xử lý khí thải.

Thiết bị sử dụng ozone để loại bỏ hàng trăm hợp chất hóa học khác nhau và phân hủy các phân tử mùi khó chịu, tạo ra một môi trường sạch sẽ và thân thiện với môi trường.

 

Liên hệ với Salub Việt Nam ngay để được hỗ trợ và tư vấn thiết kế – sản xuất chai lọ mỹ phẩm cao cấp dành riêng cho thương hiệu của bạn!

Địa chỉ showroom: 872A Trường Chinh, P15, Tân Bình, TP. HCM

Hotline: 0914.08.44.22

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *