Nhựa PET 1 có độc không? Lưu ý khi sử dụng bao bì nhựa PET

Nhựa là một trong những vật liệu được sử dụng nhiều trong sản xuất nhờ sự tiện lợi và giá rẻ. Trong đó, PET có lẽ là loại nhựa phổ biến hàng đầu – nhất là với ngành sản xuất bao bì, đóng gói sản phẩm.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn rằng liệu nhựa PET 1 có độc không và có an toàn cho con người cũng như môi trường? Cùng Salub Việt Nam tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé! 

Nhựa PET là gì? 

Trước khi trả lời câu hỏi nhựa PET 1 có độc không, cần tìm hiểu chi tiết về loại nhựa này:

Nhựa PET hay còn gọi là PETE (Polyethylene Terephthalate) hoặc nhựa tái chế số 1, nhựa PET 1,… là một loại polyme đa năng thuộc họ polyme polyester. 

PET được biết đến với nhiều tính năng nổi trội như khả năng chịu nhiệt, độ trong suốt,… và là vật liệu quan trọng trong ngành công nghiệp hiện đại. 

nhựa pet 1 có độc không
Nhựa PET 1

Cấu trúc hóa học của PET

Nhựa PET có công thức hóa học là C10H8O4, được tạo ra thông qua phản ứng trùng hợp giữa monome etylen terephtalat với khối lượng riêng là 1.38 g/cm3. 

Điểm nóng chảy của nhựa PET là hơn 250°C – một con số khá cao cho thấy tính ổn định của chất liệu này trong điều kiện nhiệt độ cao. Ngoài ra, loại nhựa này còn có độ bền kéo khá ấn tượng với 44.4 MPa, cho phép chịu tải trọng mạnh mẽ.

Xem thêm: Tìm hiểu về nhựa PET – Vật liệu phổ biến nhất trong sản xuất bao bì mỹ phẩm

Tính năng nổi bật của nhựa PET

  • Chịu lực tốt

Nhựa PET có độ bền cao, cho phép chịu được áp lực và tải trọng tốt hơn một số loại nhựa thông thường khác.

  • Chịu nhiệt cao

Với điểm nóng chảy vượt qua ngưỡng 250°C, nhựa PET có thể chịu được nhiệt độ cao mà không bị biến dạng.

  • Ổn định kích thước

Một trong những ưu điểm quan trọng của nhựa PET là khả năng duy trì kích thước và hình dạng ban đầu trong nhiều điều kiện khác nhau.

  • Kháng hóa chất

Nhựa PET không bị ảnh hưởng bởi hóa chất, là một vật liệu lý tưởng cho bao bì đựng thực phẩm, mỹ phẩm hay dược phẩm. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để trả lời cho câu hỏi nhựa PET 1 có độc không.

nhựa pet 1 có độc không
Các ưu điểm của nhựa PET rất phù hợp để ứng dụng trong sản xuất bao bì thực phẩm, mỹ phẩm hoặc dược phẩm

Nhựa PET 1 có độc không?

Tính an toàn của nhựa PET

Nhựa PET là loại nhựa được liệt kê đầu tiên trong 7 loại nhựa tái chế, còn được gọi là nhựa tái chế số 1 hay nhựa PET 1.

PET được các cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm tại Hoa Kỳ, Canada và các nước châu Âu quản lý chặt chẽ và được xác nhận là an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. 

Thực tế cho thấy, nhựa PET đã được sử dụng rộng rãi trong việc đựng thực phẩm, đồ ăn và đồ uống hàng ngày trong nhiều thập kỷ và không có ghi nhận nào về nguy hại cho sức khỏe từ loại nhựa này.

nhựa pet 1 có độc không
Nhựa PET thường được sử dụng làm chai lọ, bao bì mỹ phẩm

Một số rủi ro có thể gặp phải từ nhựa PET

Tuy nhiên, ở nhiệt độ cao vượt ngưỡng nóng chảy, nhựa PET có thể tạo ra một chất như Aldehyde và Antimony – đây là những chất có tiềm năng gây hại. Ngoài ra, hợp chất Bromate cũng có thể được tìm thấy trong nước khi tiếp xúc với nhựa PET. 

Thêm vào đó, đã có các nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng các chất này có thể tăng theo thời gian sử dụng và nhiệt độ bảo quản.

Tiểu kết

Vì thế, câu trả lời cho vấn đề nhựa PET 1 có độc không có thể được giải đáp như sau: Bản thân nhựa PET không có độc và an toàn khi sử dụng làm bao bì đựng sản phẩm ở điều kiện thường. 

Tuy nhiên, trong một số điều kiện đặc biệt như nhiệt độ cao, nước và các hóa chất mạnh,… nhựa PET có thể bị ảnh hưởng và sản sinh một số chất gây hại cho sức khỏe. Do đó, cần sử dụng chất liệu này một cách phù hợp, đúng đắn để tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Lưu ý khi sử dụng sản phẩm bao bì nhựa PET

Nhựa PET rất phổ biến trong đời sống hàng ngày và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp bao bì. Tuy nhiên, khi sử dụng các sản phẩm được làm từ nhựa PET, chúng ta cần tuân theo một số lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn và sức khỏe:

DEHA có trong PET

Trong nhựa PET, có một hợp chất được gọi là DEHA (Di(2-ethylhexyl)adipate). Đây là một loại hóa chất gây tranh cãi.

Cơ quan bảo vệ môi trường EPA (Environmental Protection Agency) không xác nhận DEHA là chất gây ung thư. Tuy nhiên, việc sử dụng sản phẩm chứa DEHA vẫn cần được quan tâm và cân nhắc.

Khả năng tái sử dụng

Nhựa PET có đặc điểm bề mặt lỗ rỗng và xốp, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và mùi dễ bám vào. Do đó, không nên tái sử dụng sản phẩm nhựa PET để đựng thức ăn hoặc đồ uống. 

Việc sử dụng lại nhựa PET có thể gây ra vấn đề về an toàn thực phẩm và sức khỏe của người dùng. Vì lẽ đó, nhựa PET chỉ nên được thiết kế để sử dụng một lần duy nhất hoặc có thể được thu gom và tái chế cho những mục đích khác ngoại trừ việc đựng thực phẩm.

nhựa pet 1 có độc không
PET không thể tái sử dụng nhưng có thể tái chế để sử dụng cho các mục đích khác

Xem thêm: Quy trình tái chế nhựa PET – Hạn chế rác thải nhựa và bảo vệ môi trường

Nhiệt độ an toàn

Dù có điểm nóng chảy cao, nhưng bao bì PET không thích hợp để đựng các loại thực phẩm quá nóng hoặc sử dụng trong môi trường có nhiệt độ quá cao. Vì khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, nhựa PET có thể chảy mềm ở khoảng 80°C, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà nó tiếp xúc. 

Khả năng kháng hóa chất

Nhựa PET 1 có độc không được quyết định một phần do thành phần các hóa chất mà nó tiếp xúc. PET không chịu được một số dung môi như xăng và một số hóa chất mạnh. Do đó, cần xem xét kỹ thành phần sản phẩm trước khi sử dụng nhựa PET để giảm thiểu nguy cơ và rủi ro có thể xảy ra.

 

Liên hệ với Salub Việt Nam ngay để được hỗ trợ và tư vấn thiết kế – sản xuất chai lọ mỹ phẩm nhựa PET dành riêng cho thương hiệu của bạn!

Địa chỉ showroom: 872A Trường Chinh, P15, Tân Bình, TP. HCM

Hotline: 0914.08.44.22

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *