Bách khoa toàn thư các thành phần trong mỹ phẩm

Mỹ phẩm đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, giúp chăm sóc và làm đẹp cho da, tóc cũng như cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rõ các công dụng, lợi ích và thậm chí có thể là tác hại của các thành phần trong mỹ phẩm.

Cùng Salub tìm hiểu về thông tin, công dụng và ý nghĩa của các thành phần trong mỹ phẩm qua bài viết dưới đây:

Các thành phần cơ bản trong mỹ phẩm

Nước

Nước hay aqua trong mỹ phẩm là thành phần chính được sử dụng trong hầu hết các loại mỹ phẩm nhằm tạo độ ẩm và làm mềm da, tạo cảm giác mát mẻ và tươi mới khi sử dụng.

các thành phần trong mỹ phẩm
Nước là một trong các thành phần trong mỹ phẩm cơ bản

Isopropyl

Nhóm chất Isopropyls với các chất hóa học là Isopropyl Myristate, Isopropyl Isostearate, Isopropyl Palmitate,… đóng vai trò là chất bôi trơn, dưỡng da và giúp kết nối các thành phần trong mỹ phẩm với nhau thành một thể đồng nhất. 

các thành phần trong mỹ phẩm
Các thành phần trong mỹ phẩm được kết nối với nhau nhờ nhóm chất Isopropyl

Chất nhũ hóa

Chất nhũ hóa được sử dụng để ổn định kết cấu các thành phần trong mỹ phẩm và cải thiện độ nhớt của mỹ phẩm, giúp kem dưỡng da và son môi trơn tru hơn, dễ dàng áp trên da và tạo hiệu ứng mịn màng khi sử dụng.

Một số chất nhũ hóa thường thấy có thể kể đến là Lunamer, Alcohol hoặc các chất thuộc nhóm Glycerols như Glyceryl Stearate, Glyceryl Stearate, Glyceryl Cocoate, Glyceryl Oleate,… 

các thành phần trong mỹ phẩm
Chất nhũ hóa được sử dụng để ổn định kết cấu các thành phần trong mỹ phẩm

Trong đó, chất thuộc nhóm Glycerols là những chất nhũ hóa tương đối an toàn, có khả năng giữ ẩm và bảo vệ lớp biểu bì bên ngoài của da, giúp da không bị bong tróc hay bị khô.

Chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa là các chất dùng để để bảo vệ các thành phần trong mỹ phẩm khỏi sự oxy hóa và ngăn chặn các tác động từ môi trường, giúp duy trì và bảo quản chất lượng cũng như kéo dài tuổi thọ của sản phẩm mỹ phẩm.

các thành phần trong mỹ phẩm
Chất chống oxy hóa là một trong các thành phần trong mỹ phẩm quan trọng

Một số chất có vai trò chống oxy hóa được ứng dụng phổ biến trong sản xuất mỹ phẩm là Antioxidants,  Idebenone,…

Tìm hiểu về các thành phần trong mỹ phẩm thường gặp

Các thành phần trong mỹ phẩm thuộc nhóm Acid

  • Hyaluronic Acid (HA)

Hyaluronic Acid hay HA trong mỹ phẩm là hoạt chất nổi tiếng với khả năng giữ nước, hoạt động dựa trên cơ chế khuếch tán và tăng trọng lượng gấp 500-1000 lần khi vào môi trường nước, giúp hút nước từ bên ngoài lớp màng dưới da, mang đến bề mặt da căng mọng, ngậm nước.

các thành phần trong mỹ phẩm
HA trong mỹ phẩm
  • Glycolic Acid (AHA)

AHA là một dạng acid tự nhiên có khả năng làm đứt gãy liên kết của tế bào chết trên bề mặt da, từ đó giúp da loại bỏ được tế bào chết, làm sạch và ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông trên da. 

các thành phần trong mỹ phẩm
AHA trong mỹ phẩm có tác dụng tẩy tế bào chết

Dù là một hoạt chất hỗ trợ tẩy tế bào chết nhưng AHA không gây khô da khi sử dụng, rất thích hợp cho các sản phẩm tẩy da chết dành cho da khô hay da hỗn hợp thiên khô.

  • Salicylic Acid (BHA)

Tương tự như AHA, BHA là hoạt chất có vai trò làm sạch và loại bỏ tế bào chết trên da với khả năng tan trong dầu, len lỏi sâu bên trong lỗ chân lông để làm sạch bụi bẩn và bã nhờn, đồng thời làm thông thoáng lỗ chân lông.

các thành phần trong mỹ phẩm
BHA trong mỹ phẩm có khả năng làm sạch sâu và tẩy tế bào chết mạnh mẽ

Tuy nhiên, BHA có khả năng làm sạch sâu hơn HA và không thích hợp với da khô. Thành phần này thường được dùng trong các sản phẩm hỗ trợ kiểm soát dầu và điều trị mụn cho da dầu, nhờn và hỗn hợp thiên dầu.

  • Polyhydroxy Acids (PHAs)

PHAs được xem là AHA thế hệ thứ 2 với cơ chế tẩy da chết trên bề mặt da tương tự như AHA, giúp mang lại làn da thông thoáng, sạch sẽ và đều màu hơn. 

các thành phần trong mỹ phẩm
Polyhydroxy Acids thích hợp với da nhạy cảm

Tuy nhiên, so với AHA, kích thước phân tử của PHAs to hơn và chỉ hoạt động chủ yếu ở lớp ngoài cùng của da, không đi quá sâu vào bên trong da giúp hạn chế kích ứng da. Đây là một trong các thành phần trong mỹ phẩm phù hợp với da nhạy cảm.

Xem thêm: Cách chăm sóc da nhạy cảm

Các thành phần trong mỹ phẩm thuộc nhóm Vitamin

  • Vitamin A (Retinol, Retinoids, Retin-A)

Vitamin A trong mỹ phẩm được biết đến nhiều hơn dưới dạng dẫn xuất Retinol – một trong các thành phần trong mỹ phẩm nổi trội với công dụng đặc trị mụn, kháng khuẩn, kháng viêm, kiểm soát dầu nhờn, tăng sinh collagen, cải thiện nếp nhăn và chống lão hóa,…

các thành phần trong mỹ phẩm
Retinol là một trong các thành phần trong mỹ phẩm được ưa chuộng nhờ nhiều công dụng nổi trội

Tuy có nhiều công dụng trong việc cải thiện da nhưng retinol lại là hoạt chất khá mạnh, cần được kiểm soát về liều lượng và nồng độ sử dụng để tránh cho da bị kích ứng, đặc biệt không nên sử dụng đối với da nhạy cảm.

  • Vitamin B (Niacinamide, Axit Pantothenic)

Vitamin B trong mỹ phẩm thường được biết đến với 2 dạng:

Niacinamide: một dạng phức hợp của Vitamin B3, là ”thành phần vàng” trong ngành mỹ phẩm và làm đẹp nhờ khả năng hỗ trợ cải thiện lỗ chân lông, tăng sinh collagen, chống lão hóa, làm sáng da, giữ ẩm, điều trị mụn…

các thành phần trong mỹ phẩm
Niacinamide trong mỹ phẩm là thành phần được ưa chuộng nhờ khả năng chống lão hóa, làm sáng da và trị mụn

Axit Pantothenic (Vitamin B5): hoạt chất tan trong nước có khả năng thẩm thấu tốt trên da, giúp phục hồi da, kích thích da tăng sinh tế bào mới; chống viêm, giữ ẩm và làm mềm bề mặt da; ngăn ngừa oxy hóa và hạn chế các dấu hiệu lão hóa da…

  • Vitamin C

Vitamin C cũng là một thành phần nổi bật trong mỹ phẩm với nhiều công dụng tuyệt vời như cải thiện sắc tố da, làm mờ thâm, chống oxy hóa và chống lão hóa,… Tuy nhiên, vitamin C có khá nhiều dẫn xuất và mỗi loại dẫn xuất cũng có tính chất khác nhau:

L-ascorbic Acid (LAA): vitamin C dưới dạng tinh khiết nhất, có khả năng cải thiện sắc tố da rất rõ rệt nhưng lại rất dễ gây kích ứng da. Đồng thời LAA cũng kém ổn định khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

các thành phần trong mỹ phẩm
L-ascorbic Acid là dạng vitamin C tinh khiết giúp cải thiện sắc tố da

Magnesium Ascorbyl Phosphate (MAP): dạng vitamin C hòa tan trong nước, được tạo ra bằng cách kết hợp LAA với muối magie, có các công dụng hỗ trợ cải thiện sắc tố da, làm mờ thâm sau mụn và chống oxy hóa tùy vào nồng độ sử dụng.

các thành phần trong mỹ phẩm
Magnesium Ascorbyl Phosphate trong kem dưỡng làm sáng và làm đều màu da

Ascorbyl Glucoside: dạng vitamin C hiệu quả chậm, cũng có khả năng làm sáng da, mờ thâm, cải thiện nếp nhăn, chống oxy hóa,… nhưng dịu nhẹ hơn hai loại dẫn xuất trên, giúp hạn chế kích ứng trên da nên khá phù hợp với da nhạy cảm. 

các thành phần trong mỹ phẩm
Ascorbyl Glucoside trong mỹ phẩm có tính chất dịu nhẹ, phù hợp với da nhạy cảm
  • Vitamin E (Tocopherol)

Vitamin E hay Tocopherol trong mỹ phẩm là một hợp chất tan trong chất béo, hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do, đồng thời có khả năng kháng viêm cũng như hỗ trợ giữ ẩm cho da.

các thành phần trong mỹ phẩm
Vitamin E trong mỹ phẩm có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm cũng như hỗ trợ chống lão hóa

Tocopherol cũng có công dụng bảo vệ các tế bào tạo ra collagen và elastin (protein có tác dụng kết nối tế bào) trong cơ thể, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa da.

Các thành phần trong mỹ phẩm khác

  • Hydroquinone

Hydroquinone trong mỹ phẩm là một chất làm trắng mạnh, hoạt động với cơ chế ức chế và ngăn ngừa sự hình thành các sắc tố da tối màu. 

Tuy nhiên, vì là một hoạt chất mạnh nên việc sử dụng Hydroquinone không đúng cách có thể gây nên tình trạng kích ứng da, thậm chí mất sắc tố da. Tại 1 số nước châu Âu, thành phần này chỉ được sử dụng khi có sự thăm khám cũng như theo dõi của bác sĩ da liễu.

các thành phần trong mỹ phẩm
Hydroquinone là hoạt chất làm trắng mạnh, cần có sự chỉ định và theo dõi từ bác sĩ khi sử dụng
  • Alpha – Arbutin

Alpha – Arbutin có thể được xem như thành phần thay thế cho Hydroquinone trong việc làm trắng da. Chất này có cơ chế làm trắng da an toàn hơn bằng cách ức chế tăng sinh melanin trong tế bào da mà không gây mất sắc tố tự nhiên của da.

  • Benzoyl Peroxide

Đây là một trong cách thành phần trong mỹ phẩm xuất hiện nhiều ở những sản phẩm đặc trị mụn. Cơ chế hoạt động của Benzoyl Peroxide là đưa oxygen vào sâu trong lỗ chân lông,  làm cho vi khuẩn gây mụn P. Acnes không thể sinh sống. 

Tuy nhiên, Benzoyl Peroxide cũng là một chất trị mụn mạnh và cần được sử dụng dưới sự theo dõi của bác sĩ, chuyên gia da liễu.

các thành phần trong mỹ phẩm
Cần có sự theo dõi và tư vấn của bác sĩ chuyên môn khi sử dụng hoạt chất Benzoyl Peroxide đặc trị mụn
  • Glutathione

Glutathione là một chất chống oxy hóa được sản xuất tự nhiên từ gan trong cơ thể, có công dụng dưỡng da và bảo vệ da chống lại các tác hại của môi trường. 

Glutathione trong mỹ phẩm mang đến nhiều công dụng dưỡng và làm đẹp da như làm sáng, cải thiện độ đàn hồi cho da – đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với Vitamin C. 

các thành phần trong mỹ phẩm
Glutathione trong mỹ phẩm hỗ trợ dưỡng trắng da

Xem thêm: Top 10+ thương hiệu dược mỹ phẩm tốt nhất

Các thành phần trong mỹ phẩm gây tranh cãi

Bên cạnh những thành phần thường xuyên được sử dụng, thì cũng có các thành phần trong mỹ phẩm khác mà bạn nên lưu ý tránh sử dụng hoặc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ:

Parabens

Parabens là một trong các thành phần trong mỹ phẩm khiến nhiều người e ngại. Chất này thường gặp ở các sản phẩm dầu gội, khử mùi, phấn nền, kem trang điểm,… với công dụng chính là ngăn chặn vi khuẩn và nấm, giúp bảo quản các thành phần trong mỹ phẩm.

Nhiều nghi vấn cho rằng parabens có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, tiềm ẩn nguy cơ ung thư vú nhưng đến nay vẫn chưa có đủ cơ sở chứng minh parabens gây hại cho cơ thể, sức khỏe người dùng.

các thành phần trong mỹ phẩm
Một số tên gọi khác của Paraben

Parabens có thể xuất hiện trong bảng thành phần mỹ phẩm với các tên gọi có đuôi “-paraben” như: Butylparaben, Ethylparaben, Isobutylparaben, Methylparaben, và Propylparaben,…

Alcohol 

Nhóm Alcohol còn được gọi là cồn trong mỹ phẩm, thường xuất hiện dưới dạng các chất Cetyl Alcohol, Stearyl Alcohol, Ceteareth 20, Cetearyl Alcohol,…

Nhóm chất này hoạt động như một chất nhũ hóa và làm mềm, giúp tăng khả năng che phủ khi sử dụng sản phẩm lên da. Cồn trong mỹ phẩm tồn tại dưới 2 dạng:

  • Cồn béo (Fatty Alcohol hay Emollient Alcohols)

Nhóm cồn béo gồm các chất Acetylated Lanolin Alcohol, Arachidyl Alcohol, Behenyl Alcohol, Cetearyl Alcohol, Lanolin Alcohol, Myristyl Alcohol, Stearyl Alcohol,… có công dụng dưỡng ẩm và làm mềm da, đã được chứng minh là không gây ra tình trạng dị ứng, mẩn đỏ, phát ban ở da.

các thành phần trong mỹ phẩm
Cồn béo trong mỹ phẩm có tác dụng làm mềm và dưỡng ẩm cho da an toàn
  • Cồn khô (Drying Alcohols hay Solvent Alcohols)

Cồn khô là thành phần thường thấy trong các sản phẩm nước rửa tay khô hay chất tẩy rửa nhờ công dụng khử trùng và kháng khuẩn nhưng lại có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến da. 

Cồn khô có thể xuất hiện trong mỹ phẩm với nhiều tên gọi như: Alcohol Denat, Benzyl Alcohol, Ethanol, Ethyl Alcohol, Denatured Alcohol, Isopropyl Alcohol, Methanol, Methyl Alcohol, Polyvinyl Alcohol, SD Alcohol,…

Chất tạo mùi tổng hợp – Fragrance

Fragrance là một trong các thành phần trong mỹ phẩm cần lưu ý vì nó là nguyên nhân gây kích ứng da, khiến da trở nên khô sạm, sần sùi và đẩy nhanh tốc độ lão hóa. Thậm chí, việc sử dụng sản phẩm chứa fragrance trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

các thành phần trong mỹ phẩm
Cần lưu ý khi chọn lựa mỹ phẩm chứa chất tạo mùi tổng hợp fragrance

Khi đọc bảng thành phần mỹ phẩm, nên chú ý đến các cụm từ “chất tạo mùi” hoặc “parfum”, đồng thời cũng cần cẩn thận với những sản phẩm được quảng cáo là “không mùi”, vì có thể những mùi này đã bị giấu bởi các hóa chất khác. 

Silicones

Silicone là một trong các thành phần trong mỹ phẩm bị nghi vấn là khiến cho bụi bẩn và bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông, phá vỡ quy trình điều tiết da và có thể gây mụn viêm, mụn ẩn hoặc khô da khi sử dụng trong thời gian dài.

Silicones trong mỹ phẩm có thể được thể hiện bằng nhiều cách gọi, thường kết thúc bằng các cụm “-siloxane”, “-con”, “-consol”,… 

Tuy nhiên, Dimethicone – 1 nhóm các phân tử silicone là một trong các thành phần trong mỹ phẩm được các nghiên cứu và FDA phê duyệt, không gây mụn và  giúp giảm kích ứng, mẩn đỏ, viêm da khi kết hợp cùng oxit kẽm hoặc titanium dioxide.

các thành phần trong mỹ phẩm
Dimethicone là thành phần thuộc nhóm silicone được FDA phê duyệt để sử dụng trong mỹ phẩm

Sulfate

Đây là chất tạo bọt, tẩy rửa được sử dụng nhiều trong các sản phẩm gia dụng như dầu gội, sữa tắm, xà phòng, nước rửa chén,… 

Sulfate trong mỹ phẩm có khả năng làm sạch da nhưng lại khiến da mất đi, bị khô và kích ứng, thậm chí có thể trở thành chất gây ung thư tiềm ẩn khi kết hợp với một số thành phần khác.

Một số cụm có “sulfate” nên lưu ý khi đọc bảng các thành phần trong mỹ phẩm như: Lauryl Sulfat Natri, Lauryl Sulfate Amoni, Sodium Lauryl Sulfate,…

Mineral Oil (dầu khoáng, dầu lỏng, dầu paraffin, petrolatum,…)

Mineral Oil hay dầu khoáng trong mỹ phẩm là thành phần được chiết xuất từ dầu mỏ, thường được dùng trong sản phẩm cho trẻ hoặc mỹ phẩm có giá bình dân. 

các thành phần trong mỹ phẩm
Mỹ phẩm chứa petrolatum

Trong mỹ phẩm, dầu khoáng tạo ra lớp màng mỏng trên bề mặt da gây bít tắc lỗ chân lông, khiến da không thể đào thải được bã nhờn hay những chất bẩn gây mụn. 

Ngoài ra, dầu khoáng có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và có khả năng gây ung thư do được chiết xuất từ dầu thô.

PUFAs (các loại dầu không bão hòa)

Đây là những loại dầu chứa nhiều liên kết đôi trong chuỗi axit béo, tính ổn định kém, dễ bị oxy hóa và nên tránh nếu thấy hàm lượng vượt hơn 10% khi đọc bảng các thành phần trong mỹ phẩm.

Formaldehyde

Formaldehyde trong mỹ phẩm được dùng như một chất bảo quản và được sử dụng dưới dạng chất lỏng gọi là fomalin, thường có trong sơn móng tay, chất làm cứng móng tay, thuốc duỗi tóc, dầu gội đầu, đồ trang điểm hay vệ sinh cá nhân.

Tuy nhiên, cần hạn chế sử dụng formaldehyde vì thành phần này có thể gây kích ứng da cũng như có khả năng gây ung thư. 

Formaldehyde thường được thể hiện trong bảng thành phần với nhiều tên gọi khác nhau: Quaternium-15, Udid Imidazolidinyl, Polyoxymethylene Urea, Diazolidinyl Urê, Hydantoin DMDM, Bromopol và Glyoxal, hydroxymethylglycinate Natri.

Oxybenzone hoặc Octinoxate trong sản phẩm chống nắng hóa học

Các thành phần như oxybenzone hoặc octinoxate trong các loại kem chống nắng hóa học liên quan đến sự tổn thương tế bào da, thậm chí có nguy cơ phá hủy hóc môn. 

các thành phần trong mỹ phẩm
Tránh dùng kem chống nắng chứa oxybenzone hoặc octinoxate

Ý nghĩa thứ tự và cách đọc các thành phần trong mỹ phẩm

Theo quy định, thứ tự các thành phần trong mỹ phẩm sẽ được xếp theo nồng độ từ lớn đến nhỏ. Những chất có hàm lượng dưới 1% thì không phải sắp xếp theo thứ tự, nhưng vẫn phải xếp sau các chất có hàm lượng lớn hơn 1%.

Thông thường, các đơn vị sản xuất sẽ không ghi toàn bộ thành phần mà tách một thành phần thành nhiều chất tổng hợp nên thành phần đó, xếp riêng lẻ với nhau để không tiết lộ cách điều chế sản phẩm ra ngoài. 

các thành phần trong mỹ phẩm
Các thành phần trong mỹ phẩm được xếp theo hàm lượng, nồng độ từ lớn đến nhỏ

Tuy nhiên, để biết được công dụng chính và giá trị của sản phẩm mỹ phẩm, có thể tham khảo các chất được xếp đầu trên bảng thành phần. Tiếp đó, đọc cả bảng thành phần và tìm hiểu các thành phần “lạ” để đảm bảo sản phẩm không chứa các chất gây hại cho cơ thể.

Phân biệt thành phần Active Ingredient và Inactive Ingredient

  • Active Ingredient 

Active Ingredient hay hoạt chất là thành phần hoạt tính được  phê duyệt bởi FDA – Cơ quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ, được sử dụng để thực hiện một chức năng cụ thể cho một tình trạng cụ thể. 

Các hoạt chất luôn phải nằm trong top đầu của bảng thành phần do quy định của FDA về hoạt chất cần được ghi nhận về độ an toàn cho người sử dụng.

  • Inactive Ingredient

Là thành phần không thật sự hoạt động, chỉ là thành phần hỗ trợ cho các hoạt chất hoặc cho mượn các lợi ích thẩm mỹ như hydrat hóa, mà không trực tiếp mang lại công dụng cho sản phẩm.

các thành phần trong mỹ phẩm
Thành phần Inactive trong mỹ phẩm đóng vai trò như chất bổ trợ cho các hoạt chất khác

Các thành phần trong mỹ phẩm được xếp vào loại Inactive có thể kể đến là các chất xúc tác, bổ trợ như nước, Antioxidants,…

 

Liên hệ với Salub Việt Nam ngay để được hỗ trợ và tư vấn thiết kế – sản xuất chai lọ mỹ phẩm cao cấp dành riêng cho thương hiệu của bạn!

Địa chỉ showroom: 872A Trường Chinh, P15, Tân Bình, TP. HCM

Hotline: 0914.08.44.22

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *