Quy trình sản xuất chai lọ thủy tinh đựng mỹ phẩm

Thủy tinh là một chất liệu quen thuộc trong đóng gói mỹ phẩm bởi khả năng bảo quản cũng như tính thẩm mỹ vượt trội. Trong bài viết này, Salub Việt Nam sẽ cùng bạn khám phá những ứng dụng của thủy tinh và quy trình sản xuất chai lọ thủy tinh đựng mỹ phẩm. 

Vì sao thủy tinh được dùng để sản xuất chai lọ mỹ phẩm?

Có nhiều chất liệu được sử dụng để sản xuất chai lọ đựng mỹ phẩm, mà thủy tinh là một trong những cái tên phổ biến nhất nhờ những ưu điểm tuyệt vời:

Khả năng bảo quản tốt

Chai lọ thủy tinh có khả năng bảo quản mỹ phẩm hiệu quả hơn so với các loại vật liệu khác. Thủy tinh không chỉ giữ cho sản phẩm không bị thay đổi màu sắc và mùi vị, mà còn ngăn không cho sản phẩm bị tác động từ môi trường, giúp duy trì hiệu quả và chất lượng mỹ phẩm trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, thủy tinh có độ dày, cứng và kín khít giúp chống oxy hóa, chống rò rỉ sản phẩm, giúp lưu trữ hương thơm, chất lượng sản phẩm một cách ổn định.

Chai lọ thủy tinh có khả năng bảo quản tốt, giúp duy trì chất lượng sản phẩm
Chai lọ thủy tinh có khả năng bảo quản tốt, giúp duy trì chất lượng sản phẩm

An toàn cho sức khỏe người dùng

Thủy tinh là chất liệu an toàn cho người dùng nhờ tính trơ hóa học, không gây hại cho da và cơ thể. Nhờ vậy, chai lọ thủy tinh có thể được sử dụng để đóng gói mọi loại mỹ phẩm từ mỹ phẩm trang điểm cho đến mỹ phẩm chăm sóc da.

Cảm giác sang trọng và tinh tế

Chai lọ thủy tinh đựng mỹ phẩm mang đến cảm giác sang trọng và tinh tế
Chai lọ thủy tinh đựng mỹ phẩm mang đến cảm giác sang trọng và tinh tế

Tính trong suốt, độ dày, nặng và cứng của thủy tinh tạo cảm giác sang trọng, cao cấp giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm mỹ phẩm.

Thân thiện với môi trường

Thủy tinh là một loại vật liệu bền vững, có thể tái sử dụng, tái chế giúp giảm rác thải và góp phần bảo vệ môi trường. 

Chai lọ thủy tinh an toàn và thân thiện với môi trường
Chai lọ thủy tinh an toàn và thân thiện với môi trường

Xem thêm: Vì sao nên chọn chai lọ thủy tinh để đựng mỹ phẩm?

Nguyên liệu sản xuất thủy tinh

Trong quá trình sản xuất thủy tinh, việc lựa chọn nguyên liệu đóng vai trò quan trọng để đảm bảo chất lượng và công dụng của thủy tinh. Các nguyên liệu cần thiết để sản xuất chai thủy tinh gồm:

Cát Silica (SiO2)

Cát silica đóng vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất thủy tinh, cần được chọn lọc kỹ lưỡng để đảm bảo độ trong suốt và đặc tính cơ lý của chai lọ thủy tinh.

Nguyên liệu chính để sản xuất chai lọ thủy tinh là cát Silica
Nguyên liệu chính để sản xuất chai lọ thủy tinh là cát Silica

Oxit Natri (Na2O) từ tro soda

Tro soda là nguồn cung cấp oxit natri quan trọng. Đây là thành phần không thể thiếu trong hỗn hợp nguyên liệu sản xuất chai lọ thủy tinh. Sự chính xác trong lượng oxit natri giúp kiểm soát nhiệt độ và độ nhớt của thủy tinh.

Oxit Canxi (CaO) từ đá vôi

Đá vôi cung cấp oxit canxi – một thành phần quan trọng quyết định độ bền và độ cứng của thủy tinh. Việc chọn lựa nguồn oxit canxi chất lượng đảm bảo sản phẩm thủy tinh có tính ổn định cao.

Dolomit (MgO)

MgO từ dolomit đóng vai trò cung cấp magnesium, góp phần quan trọng vào quá trình tạo thành thủy tinh. Sự cân đối chính xác giữa dolomite và các thành phần khác quyết định đặc tính cuối cùng của chai lọ thủy tinh.

Fenspat (Al2O3)

Aluminum oxide (Al2O3), thường được thêm vào để cung cấp khả năng chống nứt và tăng khả năng chịu nhiệt cho thủy tinh.

Quy trình sản xuất chai lọ thủy tinh đựng mỹ phẩm

Sau khi lựa chọn kỹ lưỡng các nguyên liệu trên, quy trình sản xuất thủy tinh sẽ được bắt đầu bằng cách trộn các thành phần theo tỉ lệ nhất định, tạo nên một hỗn hợp homogen và đồng đều. Sau đó, hỗn hợp này sẽ trải qua nhiều công đoạn chế tạo để tạo ra sản phẩm chai lọ thủy tinh đựng mỹ phẩm.

Quy trình trộn nguyên liệu không chỉ quyết định chất lượng mà còn ảnh hưởng đến màu sắc và độ dày của thủy tinh. Tỉ lệ nguyên liệu có thể được điều chỉnh để tạo ra thành phẩm có màu sắc và độ dày đa dạng. 

Quy trình sản xuất thủy tinh thủ công

Sản xuất thủy tinh thủ công không chỉ là một quá trình kỹ thuật, mà còn là một hành trình nghệ thuật đòi hỏi sự đam mê và tâm huyết, với nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mẩn và cẩn thận:

  • Sàng lọc nguyên liệu

Quy trình sản xuất lọ thủy tinh nhỏ hoặc lớn đều bắt đầu với việc lựa chọn nguyên liệu chính một cách kỹ càng và tỉ mỹ để tạo ra những sản phẩm thủy tinh thủ công đẹp mắt và chất lượng.

  • Nấu thủy tinh

Sau khi nguyên liệu được chọn lọc, quá trình nấu thủy tinh bắt đầu với lò đun than để chuyển cát trắng thành tinh thể nóng chảy. Thời gian nấu thủy tinh kéo dài khoảng 10 giờ với nhiệt độ cao nhất ở mức 2000oC.

  • Tạo hình thủy tinh

Sau khi hỗn hợp nguyên liệu đã hóa lỏng, công đoạn tiếp theo là làm nguội bằng nước và xoay ống tạo hình tròn đều. Đây là một công đoạn phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải cẩn thận, tỉ mỉ và có kỹ thuật cao để liên tục xoay ống thổi để tạo hình cho sản phẩm.

Tạo hình chai lọ thủy tinh thủ công
Tạo hình chai lọ thủy tinh thủ công
  • Tạo hình sản phẩm

Trong giai đoạn này, thủy tinh vẫn còn rất nóng và mềm, tạo điều kiện thuận lợi để tạo hình một cách linh hoạt và khéo léo. Sự nhanh nhẹn và khả năng sáng tạo của người thợ đóng vai trò quan trọng, định hình sản phẩm theo ý muốn một cách chính xác.

  • Kiểm tra và hoàn thiện

Sau khi tạo hình, sản phẩm được làm nguội và trải qua quá trình kiểm tra kỹ lưỡng lần cuối. Chỉ khi đạt được chất lượng tối ưu, sản phẩm mới được chuyển đến quy trình hoàn thiện và đóng gói. 

Quy trình sản xuất chai lọ thủy tinh theo phương pháp hiện đại

Trong thế giới công nghiệp hiện đại, quy trình sản xuất chai lọ thủy tinh đã trải qua những đổi mới lớn, từ việc áp dụng các máy móc tiên tiến đến việc tối ưu hóa quy trình sản xuất để đảm bảo sự đồng nhất và nâng cao chất lượng sản phẩm: 

  • Giai đoạn 1: Hóa lỏng hỗn hợp nguyên liệu 

Cát silica (SiO2), oxit natri (Na2O) từ tro soda, oxit canxi (CaO), dolomit (MgO), và fenspat (Al2O3) là những thành phần chính, được nghiền nhỏ và trộn theo tỷ lệ phù hợp để có được sản phẩm với độ trong suốt, độ dày như ý.

Nguyên liệu sẽ được lọc nhiều lần để loại bỏ tạp chất, đặc biệt là sắt để tránh chai lọ thủy tinh được sản xuất bị ám xanh. Bên cạnh đó, để khử ánh xanh thì nhà sản xuất có thể thêm Mangan dioxit để điều chỉnh màu sắc của thủy tinh. 

Khi nguyên liệu đã được chuẩn bị và xử lý kỹ lưỡng thì sẽ được đưa vào lò nung với nhiệt độ 1500oC để tạo ra thủy tinh lỏng.

  • Giai đoạn 2: Đổ khuôn và tạo hình 

Hỗn hợp thủy tinh lỏng sau khi được nung sẽ được làm mát để dễ dàng định hình khuôn. Trong giai đoạn này, thủy tinh vẫn đang ở trạng thái lỏng, được đổ vào khuôn có sẵn với hình dạng nhất định và được thổi bằng khí trơ để tạo hình.

Tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng, nhà máy sẽ sản xuất chai lọ thủy tinh đựng mỹ phẩm với hình dạng, kích thước, màu sắc, độ dày và độ cứng đa dạng.

Sản xuất chai lọ thủy tinh hàng loạt bằng công nghệ hiện đại
Sản xuất chai lọ thủy tinh hàng loạt bằng công nghệ hiện đại
  • Giai đoạn 3: Ủ và làm nguội

Chai lọ thủy tinh sau khi được thổi sẽ được truyền qua dây chuyền ủ để từ từ làm nguội. Quá trình này còn được biết đến là tăng cường ủ bằng cách di chuyển sản phẩm từ vùng nhiệt độ cao xuống vùng nhiệt độ thấp để định hình thủy tinh mà không làm cho sản phẩm bị giòn và dễ vỡ.

  • Giai đoạn 4: Kiểm tra chất lượng và hoàn thiện

Sản phẩm chai lọ thủy tinh đựng mỹ phẩm phải trải qua nhiều công đoạn kiểm tra để đảm bảo chất lượng trước khi xuất xưởng, bao gồm kiểm tra độ cứng, độ kín khít, độ bóng bề mặt, độ trong suốt và xem xét, loại bỏ các sản phẩm lỗi để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

 

Liên hệ với Salub Việt Nam ngay để được hỗ trợ và tư vấn thiết kế – sản xuất chai lọ thủy tinh đựng mỹ phẩm cao cấp dành riêng cho thương hiệu của bạn!

Địa chỉ showroom: 872A Trường Chinh, P15, Tân Bình, TP. HCM

Hotline: 0914.08.44.22

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *